Tin tức

Không phải gạch men, đây mới là thứ phát kiến vĩ đại

KHÔNG PHẢI GẠCH MEN, ĐÂY MỚI LÀ THỨ PHÁT KIẾN VĨ ĐẠI

Bây giờ đã là cuối năm 2021, cuộc sống đã rất phát triển. Con người gần như có hết mọi câu trả lời, nếu chịu khó tìm kiếm. Ai là người phát minh ra Internet? Ai là người phát minh ra cái điện thoại? Ai là người phát minh ra cái bóng đèn điện? Ai và ai. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được ai là người đã phát kiến ra cây hang xịt, cây xịt toilet.

Trong những ngày dich bệnh covid hoành hành, trên truyền hình không hiếm thấy tin tức hay hình ảnh mọi người nháo nhào đi mua nước và giấy vệ sinh. Uả, đồ ăn thức uống không quan trọng hay sao mà phải mua giấy trước? Có, thứ gì cũng quan trọng cả. Nhưng đã có ‘Đầu vào” chắc chắn phải có “đầu ra”. Ai cũng có thể nhịn ăn một thứ gì đó, nhưng nhịn “đi cầu” thì không thể. Giấy có thể là một phát kiến vĩ đại nhưng vòi xịt vệ sinh mới là thứ vượt trội hơn? Còn vì sao người Châu Á ung dung ở nhà, còn Anh Mỹ lại rộn ràng lên như thế? Hãy cùng tìm hiểu sâu nào.

nguoi-chau-au-va-nguoi-my-su-dung-giay-ve-sinh

Lịch sử của việc vệ sinh bàn toạ rất gian nan

Khi bị dính một thứ gì đó bẩn bẩn. Bạn muốn dùng giấy ăn để lau chùi hay là sử dụng vòi nước? Chắc chắn đến hơn quá nửa là muốn dùng nước phải không nào? Nhưng lịch sử của việc vệ sinh bàn toạ không đơn giản như thế. Đó là cả một quá trình hàng nghìn năm của thế giới.

Người Hy Lạp từ sơ khai đã sử dụng những hòn sỏi nhỏ. Chúng tạo ra ma sát nhưng cũng là nguyên nhân gây trĩ và các vấn đề vệ sinh.

Người La Mã sử dụng những nhà vệ sinh công cộng. Nhưng chỉ có giới Quý tộc mới có cây chùi của riêng. Vì mọi thứ đều là công cộng nên đây cũng là nguyên nhân cho những dịch bệnh bùng phát.

Ở Châu Á, Người Ấn, người Hồi xem bàn tay trái đại diện cho cái ác, cái xấu, dơ bẩn. Điều này hẳn cũng bắt nguồn từ việc phải sử dụng để vệ sinh cá nhân.

Lịch sử thế giới tiếp tục những thuở mộng mị cho đến đầu thế kỷ 18. Một chiếc bồn tương tự bồn cầu, nhưng bên trong đựng nước để vệ sinh sau khi đi Toilet được ra đời ở Pháp. Chúng được gọi là Bidet Sprayer. Cái Bidet này được sáng tạo để mọi người có thể ngồi dạng 2 chân lên trên đó, vẫy nước và rửa ráy sau mỗi lần vệ sinh.

Năm 1750, một thiết bị phun nước bơm tay được thêm vào Bidet và trở thành Bidet á Seringue (nguyên văn tiếng Pháp). Và từ đây, ơn giời là vòi xịt thần thánh đã ra đời. 

phat-minh-voi-xit-ve-sinh-bidet-sprayer

Cây xịt toilet thật là một phát kiến tuyệt vời

So với giấy vệ sinh, cây xịt vệ sinh giúp tiết kiệm chi phí, vệ sinh hơn và hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Theo Tech Insider, nếu so sánh giữa việc dùng cây xịt nước và giấy vệ sinh, phần thắng áp đảo nghiêng về vòi xịt. Bởi:

  • Vòi xịt bàn toạ tốn khoảng 500ml nước cho mỗi lượt dùng. Còn để tạo ra 01 cuộn giấy vệ sinh thì cần tới 140 lít nước. Bao gồm cả việc tẩy trắng.
  • Người Mỹ chi khoảng 40 đến 70 đô để mua giấy mỗi năm. Tính trung bình mỗi ngày người Mỹ dùng hết 34 triệu cuộn giấy vệ sinh.
  • Mỗi thành phố lớn ở Mỹ mỗi năm chi ra hơn 4 triệu đô để thông cống tắc nghẽn do giấy vệ sinh gây ra.
  • Lắp vòi xịt toilet giúp tiết kiệm tới 75% chi phí. Nếu chỉ 20-30% thôi đã là một con số ấn tượng, huống gì là tận 75%. Điều này có nghĩa là có tới 384 cây lấy gỗ không bị đốn hạ.

Không có gì sạch sẽ hơn ngoài việc dùng nước. Giấy hay những gì tương đương đều có thể gây kích ứng. Thậm chí là gây bệnh trĩ, nhiễm trùng đường tiết niệu.

su-dung-cay-xit-toilet-giup-tiet-kiem-hon-giay-ve-sinh

Vì sao người Mỹ không dùng hang xịt mà vẫn dùng giấy?

Do sự Gato và muốn bảo tồn “di sản văn hoá” cha ông để lại

Vào thời Phong kiến, giới Quý tốc Anh không ưa Quý tộc Pháp cho lắm. Bởi trông họ lúc nào cũng thanh cao, lãng mạn và đôi khi là chảnh như con cá cảnh. Cái gì cũng có lý do của nó. Bởi lúc bấy giờ, nước Pháp hùng mạnh cả về kinh tế và quân sự.

Mà người ta từng nói “ghét thì ghét cả tông ti, họ hàng”. Nên cứ thứ gì của Pháp thì người Anh không dùng. Người Pháp sử dụng Bidet cho việc vệ sinh bàn toạ, còn người Anh vẫn dùng giấy để lau chùi. Mỹ lúc đó là thuộc địa của Anh và cũng thừa hưởng di sản văn hoá kiểu này.

bon-rua-ve-sinh-bidet-nguon-goc-Phap

Đã hơn 300 năm lập quốc, sự trung thành với các bậc tiền nhân cũng không hề thay đổi khi người Mỹ vẫn còn một thói quen từ rất xa xưa.

Do hồi ức từ thế chiến thứ 2 và tâm hồn thanh cao

Lính Mỹ đã từng có thời gian tham chiến tại Châu Âu trong thế chiến thứ 2. Tại đây, họ thường vào các nhà thổ ở Pháp để giải khuây và vô tình thấy những cái bồn rửa Bidet. Và thế là trong tiềm thức của họ, Bidet gắn liền với những thứ bẩn thỉu, dơ dáy. Điều này làm cho việc thay đổi nhận thức của người Mỹ càng trở nên xa vời hơn. 

Do tính bảo thủ và ý thức giữ gìn vệ sinh

Người Mỹ, người Anh là những nhóm người “khó tính” với vấn đề vệ sinh cá nhân. Bản thân họ muốn bàn tay mình không bị ướt và phải luôn sạch sẽ. Mà việc sử dụng Bidet  cần dùng tay trần để vẩy nước lên kỳ cọ, rồi lại vẫy nước để rửa. Vì thế, chúng không thể nào đảm bảo những yêu cầu trên.

chiec-bon-ve-sinh-bidet

Không giống như người Nhật nghĩ rằng đi Toilet là để hưởng thụ. Người Mỹ từ trong tiềm thức đã cho rằng đấy là sự dơ bẩn. Vì lẽ đó mà họ đổi từ “Toilet” thành từ “Restroom” hay nhiều người còn nói tránh đi thành “Bathroom”. 

Mãi đến năm 1960, hình ảnh Toilet sau một thời gian kiểm duyệt, cấm sóng mới được xuất hiện trên phim ảnh tại Mỹ. Chừng đó đủ để thấy người Mỹ nghĩ gì về “bàn tay sạch” và “vênh mặt” với người Pháp.

Một giả thuyết khác được cho rằng mùa đông lạnh là nguyên nhân của tất cả mọi vấn đề. Nhưng quan điểm này không thể đứng vững vì có nhiều nước Châu Á cũng có mùa đông lạnh giá.

Ngày nay, người Mỹ không dùng hang xịt chỉ bơỉ thói quen đã ăn sâu qua vài chục thế hệ. Đối với họ, giấy là thứ thân thiện và dễ dùng nhất. Và không có bằng chứng nào chứng tỏ việc không dùng vòi xịt vệ sinh bắt nguồn từ thành kiến hay sự kỳ thị.

Người Mỹ đang dần thay đổi?

Với khoảng 19.500 thành phố lớn nhỏ dàn trải khắp đất nước. Mỗi năm, người Mỹ đang chi bộn tiền chỉ để giải quyết các vấn đề vệ sinh cá nhân.

Đã có rất nhiều nhà hoạt động môi trường, các chiến dịch tuyên truyền của nhà nước để kêu gọi người dân sử dụng cây xịt toilet. Những nỗ lực này nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường, cắt giảm các chi phí xã hội không cần thiết. Bao gồm cả việc đi dọn cống, thời gian dịch vụ công cộng.

Ngày nay, tại một số khách sạn, nhà hàng, sân bay tại Mỹ  trang bị bồn cầu hiện đại. Chúng tích hợp chức năng tự động rửa như của Nhật. Loại bồn vệ sinh này được điều khiển bằng bảng điều khiển và đã xuất hiện nhiều nơi ở công cộng.

Điều này không chỉ chứng tỏ sự hội nhập toàn cầu hoá. Mà còn cho thấy, người Mỹ đang dần thay đổi.

bon-cau-hien-dai-tai-My

Người Việt Nam đã dùng hang xịt từ rất lâu, phải chăng chúng ta văn minh hơn

Người Việt Nam trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ và chống Pháp. Ít hay nhiều cũng có ảnh hưởng văn hoá từ các nước lớn. Thật may mắn, chúng ta không tiếp nhận văn hoá chùi bàn toạ từ người Mỹ – dĩ nhiên là bằng giấy.

Không thể chỉ vì miếng giấy vệ sinh mà đánh giá cả nền văn mình rực rỡ. Nhưng phần nào lịch sử cũng giúp chúng ta hãnh diện hơn chút đỉnh. Chúng ta biết sạch sẽ và biết tiết kiệm hơn người Mỹ.

su-dung-voi-xit-thay-cho-giay-ve-sinh-tai-Viet-Nam

 



Phúc Thịnh
PHÚC THỊNH – Gạch men ốp lát tại Huế
Gạch ốp lát – Thiết bị vệ sinh – Phụ kiện thi công

Thời gian làm việc: từ 7h30 đến 21h30.
Địa chỉ: Xóm 2, Trung Đông, Phú Thượng, Phú Vang, TT Huế
Điện thoại: 0935 267 517 hoặc 08888 37 188
Phương thức thanh toán: Trực tiếp – thanh toán sau khi nhận hàng – chuyển khoản và các hình thức khác.

Nhận tư vấn miễn phí






* Thông tin bắt buộc
Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin khách hàng
Chúng tôi sẽ phản hồi lại quý khách trong thời gian sớm nhất.

ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU